Thỏa thuận Sarajevo Kế hoạch Vance

Thỏa thuận Sarajevo
Được viết2 tháng 1 năm 1992
Nơi lưu giữSarajevo, Bosna và Hercegovina
Người kýAndrija Rašeta
Gojko Šušak
Mục đíchNgừng bắn trong Chiến tranh giành độc lập Croatia để thực hiện Hiệp định Geneva và kế hoạch Vance

Thỏa thuận cuối cùng còn được gọi là kế hoạch Vance,[22] Thỏa thuận Implementation,[14] hoặc Thỏa thuận Sarajevo (tiếng Croatia: Sarajevski sporazum).[24][25] Việc triển khai lực lượng Liên Hợp quốc chỉ có thể thực hiện sau khi các bên chấp nhận rằng thỏa thuận không đại diện cho một thỏa thuận chính trị cuối cùng, từ đó cho phép cả hai bên tuyên bố chiến thắng.

Sau bốn giờ đàm phán,[20] thỏa thuận đã được Bộ trưởng Quốc phòng Croatia Gojko Šušak và Phó chỉ huy trưởng Quân khu 5 JNA, Andrija Rašeta, ký kết tại Sarajevo, vào ngày 2 tháng 1 năm 1992. Đây là thỏa thuận ngừng bắn thứ 15 được ký kể từ khi bắt đầu Chiến tranh giành độc lập Croatia vào ngày 31 tháng 3 năm 1991. Lệnh ngừng bắn về cơ bản đã được thực thi[22] sau khi có hiệu lực lúc 18:00 giờ ngày 3 tháng 1.[26] Chỉ có duy nhất khu vực Dubrovnik[27] nơi JNA giữ các vị trí xung quanh thành phố Dubrovnik và Konavle cho đến tháng 7 năm 1992.[28] Khu vực này không nằm trong lịch trình triển khai gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.[29] Vào ngày 4 tháng 1, Hải quân Nam Tư rút lui khỏi căn cứ hải quân Lora gần thành phố Split.[30] Vào ngày 5 tháng 1, Imra Agoti, chỉ huy của ZNG, đã ghi nhận 84 hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn từ phía người Serb.[31] Vào ngày 7 tháng 1, Không quân Nam Tư đã bắn rơi một máy bay trực thăng của Phái bộ Giám sát Cộng đồng Châu Âu. Ngày hôm sau, Kadijević từ chức Bộ trưởng Quốc phòng[32] và được thay thế bằng Blagoje Adžić.[31]

Kế hoạch Vance được thiết kế để ngăn chặn chiến sự ở Croatia và cho phép các cuộc đàm phán tiếp tục mà không bị ảnh hưởng bởi các hành động thù địch đang diễn ra. Kế hoạch này không đưa ra giải pháp chính trị, và yêu cầu điều động lực lượng gìn giữ hòa bình tới ba khu vực xung đột chính được chỉ định là Khu bảo vệ của Liên hợp quốc (UNPA).[22] Kế hoạch cũng liệt kê các thành phố cụ thể được đưa vào UNPA, nhưng ranh giới chính xác của các UNPA không được phân định rõ ràng. Nhiệm vụ xác định biên giới của từng UNPA được giao cho các sĩ quan liên lạc của LHQ đã triển khai từ trước đó, phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương.[29] Các nhà chức trách Nam Tư ban đầu đã yêu cầu triển khai một lực lượng Liên Hợp Quốc dọc theo khu vực giữa khu vực giữa người Serb và Croatia, thể hiện mong muốn lực lượng gìn giữ hòa bình đảm bảo khu vực tiền tuyến. Croatia cũng muốn lực lượng Liên Hợp Quốc triển khai dọc theo biên giới của Croatia. UNPA đã thỏa mãn được yêu cầu của cả hai bên.[33]

Việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc dựa trên kế hoạch Vance
UNPA được xác định bởi kế hoạch Vance[29]
UNPAThành phốGhi chú
Đông SlavoniaBeli Manastirtoàn bộ đô thị
Vukovar
Osijekkhu vực phía đông thành phố Osijek
Vinkovcimột số ngôi làng ở phiá đông
Tây SlavoniaGrubišno Poljetoàn bộ đô thị
Daruvar
Pakrac
Nova Gradiškaphần phía tây của đô thị
Novskaphần phía đông của đô thị
KrajinaBenkovactoàn bộ đô thị
Dvor
Donji Lapac
Glina
Gračac
Knin
Kostajnica
Obrovac
Petrinja
Slunj
Titova Korenica
Vojnić
Vrginmost

UNPROFOR được giao nhiệm vụ tạo ra các vùng đệm giữa các bên, giải giáp quân đội Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ người Serb ở Croatia, giám sát việc rút quân của JNA và HV khỏi UNPA, và đưa người tị nạn hồi hương.[22] Nghị quyết 743 ngày 21 tháng 2 năm 1992 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mô tả cơ sở pháp lý của phái bộ Liên hợp quốc, được yêu cầu và đồng ý vào tháng 11 năm 1991, mà không viện dẫn Chương VI hoặc Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc.[34] Thay vào đó, nghị quyết đề cập đến Chương VIII của Hiến chương Liên hợp quốc,[35] dự báo việc thực thi thông qua các thỏa thuận hoặc cơ quan khu vực sau khi được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép.[36]

Chủ tịch RSK Milan Babić từ chối tán thành kế hoạch và Milošević đã triệu tập Babić đến Belgrade, nơi ông cùng các chỉ huy JNA và các nhà lãnh đạo người Serb ở Bosnia đã cố gắng thuyết phục Babić thay đổi ý định trong một cuộc họp kéo dài 70 giờ. Mặc dù không thuyết phục được Babić, Milošević đã sắp xếp để quốc hội RSK thông qua kế hoạch.[16] Những người ủng hộ Babić và Milošević đã tổ chức hai phiên họp quốc hội riêng biệt — mỗi nhóm tuyên bố chiến thắng. Vào ngày 27 tháng 2,[22] Babić bị cách chức chủ tịch RSK sau sự can thiệp của Milošević và Goran Hadžić lên thay thế.[16] Babić phản đối vì cho rằng việc chấp nhận kế hoạch Vance và việc UNPROFOR thay thế JNA sẽ thể hiện sự chấp nhận trên thực tế về chủ quyền của Croatia đối với lãnh thổ do RSK nắm giữ[22] bởi kế hoạch Vance coi RSK như một phần lãnh thổ của Croatia.[37] Croatia coi UNPA là một phần của Croatia và phản đối bất kỳ sự công nhận chính thức nào đối với RSK, cũng như lo sợ RSK sẽ sử dụng sứ mệnh của LHQ để củng cố quyền lực của chính mình trong các UNPA. Các nhà chức trách Croatia cho rằng các bên duy nhất của Kế hoạch Vance là các cơ quan có thẩm quyền ở Belgrade, LHQ và Croatia.[38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kế hoạch Vance https://books.google.com/books?id=b3fLRcHYSVAC https://books.google.com/books?id=pXygFoqg-G0C https://books.google.com/books?id=RsY3pK_993EC https://books.google.com/books?id=lVBB1a0rC70C https://books.google.com/books?id=t0nYdgFrdG8C https://books.google.com/books?id=it1IAQAAIAAJ https://books.google.com/books?id=v-VWhYkECOMC https://books.google.com/books?id=qmN95fFocsMC https://books.google.com/books?hl=hr&id=oFXdiS25N7... https://books.google.com/books?id=N9qA2sLb5gkC